HỌC TỐT TIẾNG ANH


Học tốt Tiếng Anh SGK.

Phần mềm rất dễ học và giúp các em học sinh đạt điểm cao môn Tiếng Anh

Đặc biệt, Admin dành tặng các thẻ cào 100K cho các thành viên tích cực

- Hãy tải phần mềm Học tốt Tiếng Anh SGK.

- Link tải App Store: Tiếng Anh SGK

- Link tải Google Play: Tiếng Anh SGK

Unit 2: Urbanisation

Đô thị hóa

Project - trang 29

Work in groups. Choose a city or a country, and find out how it has undergone urbanisation. Prepare a presentation of the results. Think about how to organise your information.

(Làm việc nhóm. Chọn một thành phố hay một quốc gia, và tìm hiểu nó đã trải qua đô thị hóa như thế nào. Chuẩn bị một bài thuyết trình về các kết quả. Hãy suy nghĩ về làm thế nào để tổ chức thông tin của bạn.)

Here are some guiding questions: 

What's the city/country? 

When did urbanisation in this city/country begin? 

What are the 'pull' factors of this area? 

What benefits has urbanisation brought to the area? 

What are the negative effects? What has caused these problems? 

What do you think should be done to improve this situation? 

Practise in your groups and then give a 15-minute presentation to the class.  Invite the rest of the class to ask you questions at the end. 

Tạm dịch:

Dưới đây là một vài câu hỏi gợi ý:

Đó là thành phố/quốc gia nào?

Quá trình đô thị hóa ở thành phố/quốc gia đó bắt đầu khi nào?

Các yếu tố 'thu hút' của khu vực này là gì?

Đô thị hóa mang lại những lợi ích gì cho khu vực này?

Những tác động tiêu cực là gì? Điều gì đã gây ra những vấn đề này?

Bạn nghĩ những gì nên được thực hiện để cải thiện tình trạng này?

Thực hành theo nhóm và sau đó thuyết trình khoảng 15 phút trước lớp. Mời các thành viên còn lại của lớp hỏi bạn những câu hỏi ở cuối phần thuyết trình.

Lời giải chi tiết

Hello everyone!

Today, we are going to tell you about Singapore with its unique approach to urbanisation. The process of urbanization in Singapore started quite early as compared to other Asian cities. By the early 1900s, the city with an area of over 700 km2 had become severely overcrowded with a burgeoning population. Without having an updated plan and with the lack of control by the British government, slums had sprung up in the older sectors of the city and in the outlying areas. The roads had also become congested, unable to cope with the growth of motor transport.

To address these problems, the Singapore Improvement Trust SIT was founded in 1927 with the enactment of the Singapore Improvement Ordinance. After several amendments made to the Singapore Improvement Ordinance, the city has totally changed its look to be what it is today. The infrastructure with tall buildings, wide roads, museums, and majestic parks is modern and carefully planned. Despite all its vertical development and construction, the city puts a lot of effort into staying green. Most of the roads are lined with flowers and well-arranged trees, and a lot of buildings are covered with trees on the rooftops.

Thanks to the government's policies, every place in Singapore is very clean. Do you know why? The reason comes from its ways of punishment.

In Singapore, if you throw small items like cigarette butts or candy wrappers on the street for the first time, you are fined anywhere from $300 to $1,000. If you are convicted of littering three times, you will have to clean the streets once a week wearing a bib that says, 'I am a litterer.

It is admittedly aimed at publicly shaming the offenders to ensure that they won't litter again. We find out that the success of Singapore urbanisation plan has resulted from its well-planning with excellent future vision as well as the involvement of its citizens. It will be a perfect example for other cities to follow in the process of urbanisation. This is the end of our sharing today.

We hope that the information we provided is helpful and interesting to all of you.

Thank you for your attention! 

Tạm dịch:

Chào tất cả mọi người!

Hôm nay chúng tôi sẽ kể cho các bạn nghe về Singapore với hướng tiếp cận đặc biệt với quá trình đô thị hóa. Quá trình đô thị hóa ở Singapore bắt đầu khá sớm so với các thành phố khác ở châu Á. Đầu những năm 1900, thành phố với 700km2 này đã trở nên đông đúc quá mức do bùng nổ dân số. Do không có kế hoạch được cập nhật và thiếu sự kiểm soát của chính quyền Anh, các khu ổ chuột đã xuất hiện ở nhiều khu vực cũ của thành  phố và các khu vực xa xôi hẻo lánh. Những con đường cũng trở nên tắc nghẽn, không thể đáp ứng được sự gia tăng lượng xe ô tô. Để giải quyết những vấn đề này, cơ quan phát triển nhà ở SIT được thành lập vào năm 1927 cùng với việc ban hành Sắc lệnh Cải thiện  Singapore. Sau một số điều chỉnh được thực hiện cho Sắc lệnh này, thành phố đã thay đổi diện mạo như ngày nay. Cơ sở hạ tầng cùng những tòa nhà cao, đường rộng, bảo tàng và công viên hoành tráng được hoạch định cẩn thận và theo phong cách hiện  đại. Dù có tất cả những sự phát triển và xây dựng theo chiều dọc này, thành phố vẫn có nhiều nỗ lực tạo không gian xanh. Hầu hết những con đường được trải dài những hàng hoa và cây cối được bố trí cẩn thận và nhiều tòa nhà được bao phủ bởi cây cối trên nóc.

Nhờ có các chính sách của chính quyền, mọi nơi ở Singapore đều rất sạch. Các bạn có biết tại sao không? Lý do nằm ở cách xử phạt. Ở Singapore, nếu bạn ném rác nhỏ như tàn thuốc hoặc vỏ kẹo trên phố lần đầu, bạn sẽ bị phạt từ 300 đến 1000 đô la. Nếu bạn phạm lỗi xả rác tới lần thứ 3, bạn sẽ phải dọn đường một tuần một lần đeo theo tấm biển treo 'Tôi là tên xả rác.' Điều này được thừa nhận là nhằm mục đích khiến người phạm lỗi xấu hổ trước mọi người để đảm bảo rằng họ không phạm lỗi xả rác lần  nữa. Chúng tôi thấy rằng sự thành công trong kế hoạch đô thị hóa tại Singapore có được là nhờ sự hoạch định tốt với tầm nhìn tương lai tốt và sự  chung tay của các công dân. Nó sẽ là ví dụ tuyệt vời cho các thành phố khác noi theo trong quá trình đô thị hóa. Đến đây chúng tôi xin kết thúc phần chia sẻ ngày hôm nay.

Chúng tôi hy vọng rằng thông tin chúng tôi cung cấp là hữu ích và thú vị với tất cả các bạn.

Cảm ơn các bạn đã chú ý lắng nghe!

Tham khảo loigiaihay.com

Các bài khác:

Copyright @2020 by hocfun.com